Mầm non Lê Trọng Tấnhttps://mnletrongtan.pgdhadong.edu.vn/uploads/mnletrongtan/logomamnon.png
Thứ hai - 23/11/2020 16:48
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả chuyên đề XD trường MN thực chất, hiệu quả, hạnh phúc với ý tưởng từ một “giờ chơi hạnh phúc” như đồng chí Đường Thị Lệ - Phó trưởng phòng GD quận Hà Đông đã gợi ý cho các nhà trường khi triển khai chuyên đề trường học hạnh phúc hồi đầu năm học. Nhà trường đã lên kế hoạch, ý tưởng xây dựng, cải tạo sân vườn xây dựng sân chơi hạnh phúc để các con có thật nhiều trải nghiệm, bổ ích, lý thú.
Quá trình xây dựng, cải tạo và khai thác sân vườn của nhà trường bước đầu cũng gặp vô vàn những khó khăn thử thách.Những ngày đầu khi mới được nhận trường sân vườn là khu đất trống3.600 m2, là những hố sâu nước ngập 2m, cỏ mọc hoang.. sân trường được thiết kế là những ô bê tông với những khe trồng cỏ dại. Toàn cảnh sân trường rộng nhưng trống trải và hoang vắng khiến BGH nhà trường vô cùng lo lắng và trăn trở làm thế nào để khai thác sử dụng hiệu quả với diện tích đất như vậy trong khi nguồn kinh phí có hạn, nhà trường không thể thuê chuyên gia thiết kế để quy hoạch cũng như không thể thuê nhân công về dọn dẹp trồng vườn. Nhà trường phải tận dụng tất cả những gì có sẵn để bắt tay vào kế hoạch cải tạo sân vườn. Sau khi đi tham quan và học hỏi một số mô hình vườn của các trường bạn, Nhà trường bắt đầu xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch thiết kế, cải tạo khu vườn với mong muốn tạo ra một không gian vườn cây sinh thái mà trẻ có thể được vui chơi, học tập, trải nghiệm tại đây.Cơ sở vật chất ban đầu của nhà trường.Khuôn viền khu vườn rộng 3600m2 thời điểm hiện tại. Nhà trường đã cải tạo khu nhà để xe của CBGVNV thành khu nhà dân gian cho trẻ hoạt động.Với phần mái xin được lá cọ của Công ty môi trường họ cắt tỉa lá cây cọ ở đường về phơi khô sau đó các cô giáo cùng bác bảo vệ lợp mái, mảng tưởng khu dân gian tận dụng cây trúc nhỏ nhờ chồng cô giáo làm thợ mộc đến ghép phun sơn thành mảng tường trẻ chơi âm nhạc, xâu dây, đặc biệt trẻ chơi nghe âm thanh từ chuông gió bằng trúc...Một số các trò chơi dân gian nhà trường lựa chọn đưa vào không gian này như: Trò chơi Ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, kéo mo cau...Trẻ vẽ tranh đông hồ, làm xưởng gốm, bán hàng...Khu dân gian trước đây là khu nhà để xe của CBGVNV. Các cô giáo và bác bảo vệ lợp mái bằng lá cọ và rơm xin được.Khu dân gian sau khi được cải tạo. Đến với khu hoạt động chơi với cát, sỏi trước đây là những hố sâu ngập nước BGH thống nhất cải tạo thành khu chơi sỏi cát, giúp trẻ yêu thích hơn khi đến khu vườn cổ tích. Đến với những hoạt động chơi với sỏi và cát, trước khi vào chơi trẻ chuẩn bị cho mình đầy đủ trang phục như dụng cụ từ mũ, ủng, xe, xẻng, gang tay...Trẻ được đi trên con đường sỏi, cảm nhận như đước mát xa chân, trẻ đến với thiên nhiên vô cùng kỳ diệu khu sỏi và cát; Tại đây trẻ được thỏa sức chơi với sỏi, thả sỏi, cân đong sỏi, vẽ trên sỏi...Để xây những lâu đài sáng tạo trẻ đến với khu chơi với cát, trẻ xúc cát, xe cát, cân cát, rót cát... Xây hang bằng cát, xây lâu đài bằng cách "thả" cát lỏng. Đắp đập, sông ngòi, núi. Chơi làm bánh, in bánh bằng khuôn. In hình bàn chân, bàn tay trên cát. Vẽ trên cát dùng ngón tay vẽ hình trên cát, sau khi dùng que gạt để tạo ra 1 mặt phẳng. Giấu đồ vật bàn tay trên cát, chôn và tìm kho báu trên cát.Trẻ trải nghiệm cảm giác sảng khoái khi sờ mó, nghịch với cát. Nhiều trẻ chỉ đơn giản thích đi, chạy nhảy trên cát (cát khô hoặc ướt), giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Khu cát sỏi khi chưa cải tạoKhu vực cát sỏi sau khi đã được cải tạo Đến với khu vườn 3.600 m2, trước đây là những hố sâu nước ngập 2m, cỏ mọc hoang.. với điều kiện khó khăn, ngày đầu đổ đất cải tạo đất, nhà trường xin đất công trình đổ dưới sâu 2 m và đất màu phủ trên, xếp gạch làm lối đi mục tiêu tạo thành khu vườn cho cô và trẻ; với sự chung tay của phụ huynh và người nhà là mẹ giáo viên có kinh nghiệm trồng vườn đến tư vấn giúp đỡ. Nhà trường đã Quy hoạch thành khu vườn rau sạch - vườn rau yêu thương xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm gắn với môi trường thiên nhiên xanh- sạch- đẹp và ý nghĩa đông thời giúp trẻ có không gian học tập, tìm hiểu các kiến thức về các loại rau, cây xanh, biết yêu thương, chăm sóc cây cối, bảo vệ môi trường, có các kỹ năng xới đất, gieo hạt, tưới cây, nhổ cỏ; được hòa mình với thiên nhiên xanh sạch đẹp, được học các kỹ năng làm vườn; ươm cây, tưới rau, bắt sâu, nhổ cỏ, thu hoạch rau mang về giao cho cô nhà bếp nấu ăn cho trẻ… Qua những hoạt động trải nghiệm như vậy, trẻ như lớn dần lên mỗi ngày, có thêm nhiều hiểu biết, rèn luyện kỹ năng sống, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên của trẻ....Trước đây khu vườn là bãi đất trống, cỏ dại mọc nhiều, với nhiều hố sâu ngập nước.Sau nhiều tháng ngày cải tạo, chăm sóc giờ khu vườn được bao phủ một màu xanh mướt của rau , cây ăn quả, rực rỡ nhiều sắc hoa. Bên cạnh đó vườn rau sạch giúp trẻ mầm non làm quen với thế giới thực vật sinh động qua các giờ học ngoài trời trực tiếp như: tham gia trồng, chăm sóc rau, chứng kiến quá trình sinh trưởng phát triển của cây...Từ những lá cây trẻ quan sát được, giáo viên có thể dạy cho trẻ phân biệt theo kích cỡ (to – nhỏ), độ dài (dài- ngắn), màu sắc (tối- sáng), hình dạng (tròn- thuôn), kết cấu bề mặt (ráp- mịn), công dụng của lá (làm thuốc, nấu ăn,...). Trẻ được phát triển cảm nhận bằng tất cả các giác quan(vò lá, ngửi lá,...); phát huy tính sáng tạo trong việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để tạo ra nhiều trò chơi, đồ chơi như: kết thành quạt, kèn, con vật, chơi chọi cỏ,...
Không chỉ có chăm sóc cây, các bé còn có cơ hội được trải nghiệm với đất: Có nhiều đồ chơi, dụng cụ để trẻ có thể sử dụng như xe chở, xẻng, cuốc, bay, găng tay... nhưng trẻ lại rất thích thú khi được dùng tay trực tiếp chơi với đất. Trẻ được học xới đất, đào lỗ gieo hạt, tưới nước cho đất, nhặt lá úa, cỏ...để cây lớn nhanh. Những hoạt độngvui chơi trải nghiệm này sẽ giúp trẻ phát triển cơ bắp và sự linh hoạt của cơ thể.Từ đó những nội dung giáo dục lòng yêu thương, kỹ năng tự phục vụ tiếp tục được triển khai sáng tạo tại nhà trường. Trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm và thành quả lao động bác nông dân làm ra, càng thích thú hơn khi trẻ được ăn những món rau tự mình trồng, chăm sóc và thu hoạch. Với những kỹ năng như vậy các bé trở thành những cô bé, cậu bé biết tự phục vụ bản thân mình, giúp đỡ bố mẹ và luôn tự tin giải quyết mọi vấn đề.Các cô giáo trong nhà trường đã chia sẻ: Thật là hạnh phúc khi nghe những tiếng cười trẻ thơ rúc rích ngoài vườn hay reo lên " A cô ơi hôm nay rau cao hơn rồi ạ". Ồ nhiều quả cà chua chín đỏ, quả chuối chín kìa, đu đủ chín vàng... Vô cùng phấn khởi trong ánh mắt trẻ mỗi khi thu hoạch rau, đậu, cà chua trẻ mang đến cô nhà bếp chế biến thành món rau xào, luộc..,Vườn rau nhà trường cung cấp gần 100% cho cô và trẻ sử dụng thực phẩm an toàn sạch. Phụ huynh rất ủng hộ và an tâm khi các cháu được dùng rau sạch trong trường. Trường có thể tự chủ động được nhu cầu rau sạch, tươi cho trẻ và Nhu cầu về vitamin và muối khoáng của trẻ được cung cấp trong bữa ăn hàng ngày qua rau tươi.
Bên cạnh khu vườn rau, còn có Khu vườn sinh thái với cây ăn quả gồm các loại cây như: bưởi, đu đủ, ổi, xoài, chuối…, ở dưới gốc là trồng rau, trồng hoa ... Để khai thác tối đa bầu không khí thiên nhiên trong lành ngoài trời, nhà trường đã đưa bộ tập ghim trên phòng thể chất xuống vườn trường để trẻ được vận động ngoài trời thật vui vẻ.
Ngoài khu vườn trường đã quy hoạch như nói ở trên, nhà trường cũng đã cải tạo được khu thể chất, khu bể vầy cho trẻ. Khu thể chất trước đây là sân bê tông, khe cỏ thấp, nhà trường nâng cấp sân trải cỏ quy hoạch thành sân thể chất rộng rãi để có thể bố trí các đồ chơi vận động ngoài trời cho trẻ cũng như tạo sân tập cho trẻ chơi đá bóng, kéo co, các trò chơi vận động liên hoàn… Đối với khu bể vầy, để đảm bảo an toàn cho trẻ chơi, nhà trường quy định mức nước, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ khi lội nước, và lựa chọn các trò chơi phù hợp để trẻ chơi tại bể như: Vục nước, đong nước, rót nước vào các loại chai đựng có thể tích khác nhau, hút nước qua ống nhựa, vòi, thí nghiệm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết quả khám phá, Trò chơi với đồ chơi bằng nhựa xốp dưới nước, thả thuyền giấy, chơi bắt cua, câu cá bỏ giỏ, bắt cá bằng nơm......
Với môi trường thiên nhiên phong phú với các loại hoa, quả, rau cô và trẻ hạnh phúc từng giây từng phút khi được hoạt động, tham gia các trò chơi, tại khu vườn; rèn trẻ kỹ năng nói đủ nghe, không ồn ào, trẻ có được thái độ từ tốn, có kỹ năng tự phục vụ, nhận thức, kỹ năng chơi, cảm nhận, quan sát, tình yêu thiên nhiên môi trường có ý thức bảo vệ môi trường, được giao lưu nhiều hơn.